Xin chào các anh em nghệ nhân thân mến. Nói đến vấn đề tập lực cho chào mào thì rỏ ràng rằng anh em ta đang bị các cuộc thi làm ảnh hưởng rất lớn. Chính điều này đã thôi thúc chúng ta làm sao để chú chim mình thi đấu bền bỉ nhất? Các cuộc thi thường được tổ chức vào ngày chủ nhật và thời gian bắt đầu chim lên giàn thi là 9h đến kết thúc là 12h. Có những cuộc thi lớn thì lên đến tận 1h hoặc thậm chí hơn. Vậy thử hỏi một con chim chào mào bình thường thì làm sao có thể trụ được đến những 4h đồng hồ?
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, người thì bảo là nên tập lực để cho chim thi đấu được bền bỉ, dai sức. Người thì bảo là không nên tập lực cho chào mào vì làm như vậy sẻ bị suy và chào mào tụt lửa nghiêm trọng. Còn có 1 số anh em nghệ nhân khác thì lại bảo rằng mổi lần đem ra trường dợt chim đã là tập lực cho chim rồi.
Đối với những bạn mới chơi hoặc thậm chí là những bạn chơi lâu năm cũng đang phân vân vấn đề này đúng không? Hôm nay chúng ta sẻ cùng nhau phân tích và mổ xẻ xem có nên tập lực cho chào màokhông nhé. Nội dung bài viết mình sẻ trích dẫn thật cụ thể, còn câu trả lời có nên tập lực hay không thì mình để dành cho các bạn chọn lựa nhé.
Vì hiện nay có 3 luồng chiều hướng khác nhau 1 là nên tập lực, 2 là không nên tập lực, 3 là đem chim ra trường là tập lực. Nên mình sẻ phân tích và nói rỏ từng chiều hướng một để cho anh em nghệ nhân có cái nhìn tổng thể và dễ hiểu hơn trong vấn đề tập lực. Nào bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
1: Nên tập lực cho chào mào
Những nghệ nhận có kinh nghiệm hay còn gọi là những người chơi lâu năm các giải ít nhiều người ta đã lấy được thì họ đều có tập lực cho chim cả, có điều mổi người một cách tập khác nhau mà thôi. Vậy tại sao những nghệ nhân kinh nghiệm này họ lại tập lực? Rất đơn giản là họ sau nhiều năm chơi chim cũng như những lần đem chim lên trường dợt thì họ để ý rất kỹ, họ thường canh giờ rất chuẩn, họ biết con chim của họ chơi trường được thời gian bao lâu, thời gian nào con chim bỏ đấu, thời gian nào con chim xỉa lông. Sau những lần đó họ tìm cách khắc phục.
Thể lực là một điều rất quan trọng trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chim cảnh, chim đấu trường, chim thi. Khi mà càng ngày tiêu chí của các cuộc thi càng khắt khe hơn thì cũng yêu cầu đòi hỏi người chơi cũng như chú chim phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Bây giờ chúng ta lấy 1 ví dụ đơn giản nhé: Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trước đây luôn bị yếu kém về vấn đề thể lực, khi đến giữa hiệp 2 thì các cầu thủ có dấu hiệp xuống sức rỏ rệt. Nhưng kể từ sau khi huấn luyện viên Miura lên năm quyền thì ông đã nhận ra được vấn đề này và tăng cường vấn đề tập thể lực cho các cầu thủ Việt Nam. Và kể từ đó thể lực của các cầu thủ chúng ta đã không còn bị đuối sức so với đối thủ nữa.
Trở lại vấn đề về chim cảnh thì cũng không có gì khác mấy, tuy rằng thể lực giữa người và chim là khác nhau hoàn toàn. Nhưng chung quy lại thì cũng là vấn đề sức khỏe cả mà thôi. Một con chim được tập lực đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các loại trái cây chào mào yêu thích thì dĩ nhiên sẻ được nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể cũng như khả năng chịu được áp lực ở những cuộc thi lớn.
Nhiều nghệ nhân đi trước với rất nhiều kinh nghiệm đã từng chia sẻ với mình rằng: Nếu như con chim của bạn khi chưa tập lực thì chơi nhanh, chơi như điện, móc lên là chơi, bung cánh, sàng cầu, hót sổ bọng, éc ché kinh hồn nhưng lại được khoảng 15 – 20 phút là hết pin. Thì sau khi tập lực con chim sẻ bị phá nết chơi. Nó sẻ không còn hung hăng và háu chiến như trước nữa, đổi lại nó sẻ chơi đằm hơn, bước nhảy của nó cũng từ tốn hơn, nhìn thanh thoát hơn, có lực hơn, nó sàn cầu cũng nhẹ nhàng hơn chứ không còn gấp gáp như trước.
Nếu các bạn không tin và muốn kiểm chứng thì các bạn hảy kiểm chứng bằng cách thử tập cho chú chim yêu của mình nhé. Nhưng các bạn nên nhớ rằng trong quá trình tập lực cho chào mào thì lượng thức ăn phải tốt nhé. Có nghĩa là trong lồng lực khi nào cũng đầy đủ cám và nước, luôn luôn có trái cây trong lồng lực. Châu chấu thì mổi ngày tập lực ít nhất phải được 1 gói nhé. Bản thân mình cũng đang tập lực cho mấy con ở nhà và hiệu quả rất rỏ rệt.
Vậy phải tập lực như thế nào mới đúng cách? Người khác thì mình không biết nhưng đối với mình thì mình tập như thế này. Sáng mình cho chim sang lồng lực tới trưa mình cho chim ra tắm rửa sạch sẻ, thay phân thay bột, phơi nắng khô lông xong thì tiếp tục cho vào lồng lực tới 4h30 là cho chim vào lồng nuôi, nghĩ ngơi 30 phút rồi trùm chim đi ngủ. Thời gian đầu con chim nó chưa quen nên nhìn nó có vẻ mệt mỏi, các bạn đừng lo lắng nhé, khoảng 3-5 là nó sẻ quen thôi. Lúc này khi các bạn thả nó vào lồng lực là nó bay khí thế lắm, nhìn đã con mắt.
Các bạn tập cho nó khoảng 2 tuần là nó sẻ khác ngay. Sau 2 tuần tập luyện và các bạn muốn đem nó đi trường chơi thử thì phải sang ra lồng nuôi cho nó nghĩ ngơi trước 3 ngày nhé. Nếu như chim tập lực đi thì thì khoảng 4 ngày trước cuộc thì phải sang ra lồng nuôi. Thời gian này cần phải bồi bổ cho nó, hoa quả trái cây, cào cào, trứng kiến cho chào mào mổi ngày nhé để nó lấy lại sức khỏe sau những ngày ở lồng lực. Cũng nên chú ý là trong thời gian ở lồng lực thì chào mào hót rất ít, các anh em cũng không cần phải lo lắng vấn đề này nhé.
2: Không nên tập lực cho chào mào
Có một bộ phận không ít ủng hộ ý kiến này và theo tìm hiểu và sự chú ý của mình thì bộ phận này thường thích nuôi chim đẹp. Nếu để ý kỹ thì chúng ta sẻ thấy những con chim của họ có một bộ lông rất mượt. Vì họ quan niệm rằng khi tập lực thì con chim sẻ có bộ lông rất xấu vì phải bay nhảy nhiều, cũng có một số bộ phận vì điều kiện nhà không có không gian để lồng lực nên không tập lực. Một số thì lại bảo thủ vì ý kiến cả nhân.
Thử xem lại là các cuộc thi bây giờ kéo dài rất lâu thường là 4h đồng hồ hay thậm chí là hơn, một chú chim bình thường, không được tập luyện thể lực đầy đủ thì chỉ có thể thi đấu khoảng tầm 1-2h là hết. Lúc này chú chim này sẻ đứng hả mỏ và xỉa lông nặng. Để ý một điều nữa là đa phần các chú chim thi có giải thì hầu hết đều có tập lực bài bản và đầy đủ.
3: Đem chim ra trường là đã tập lực rồi
Dường như bộ phận anh em nghệ nhân có suy nghĩ kiểu này chiếm phần đông thì phải, mình đã từng nghe 1 người nói rằng. Tập lực là gì? Cần gì phải tập lực cho mất công mà không thu lại lợi ích gì? Đem chim ra trường chơi là đã tập lực cho nó rồi, không cần phải tập lực làm gì nữa cho mệt. Vì có tập cho chim thì cũng không được gì. Lúc này mình cũng không nói gì và cũng không tranh luận làm gì. Mình bắt đầu nhìn lại và thấy người này chưa hề có 1 giải nào trong các cuộc thi chim chào mào cả.
Không phải là mình chê người này, nhưng chắc có thể là anh ta chưa may mắn. Nhưng thú thật mà nói thì suy nghĩ kiểu như vậy là đang bảo thủ đúng không các bạn. Nhìn lại xem các cuộc thi kéo dài rất lâu, mà chơi ở trường thì thời gian rất ít, thường thì mổi trường chim hiện nay chơi tới khoảng tầm 10h30 là vắng người rồi. Có rất ít trường chơi tới tầm 11h đến 12h. Nói vậy để chúng ta có cái nhìn khải quát và đơn giản hơn mà thôi.
4: Nhìn chung về tập lực
Nhìn chung đây là một vấn đề mang tính chất theo kiểu thích, có nghĩa là người nào thích thì tập, không thích thì thôi. Bản thân của mình thì vẫn đang tập lực và cảm thấy hài lòng với phương pháp nuôi lực kiểu như vậy. Vì chim ở ngoài thiên nhiên được bay nhảy tự do, khi bị nuôi nhốt trong lồng thì không được bay nhảy nhiều nên ít nhiều sẻ ảnh hướng đến vấn đề sức khỏe của chim. Bài viết này hoàn toàn mang tính chất xây dựng và học hỏi, mình cũng không khen và cũng không chê, mổi người một phương pháp khác nhau miễn sao cảm thấy hài lòng là được. Xin chúc các bạn sở hữu được chú chim chào mào hay và dồi dào thể lực.